Chặng đường 40 năm nghiên cứu bảo quản gỗ và lâm sản

Chặng đường 40 năm nghiên cứu bảo quản gỗ và lâm sản

15:44 - 11/03/2019

Xử lý bảo tồn tài liệu Mộc bản triều Nguyễn bị mủn mục
Bộ môn Bảo quản Lâm sản
Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ để bảo quản di sản mộc bản chùa Vĩnh Nghiêm và chùa Bổ Đà tỉnh Bắc Giang
Nghiên cứu ứng dụng một số vật liệu nano nâng cao tính chất cơ học, vật lý và độ bền tự nhiên gỗ
Nghiên cứu bảo quản một số tre gỗ rừng trồng sử dụng ngoài trời làm nọc tiêu, xây dựng cơ bản nguyên liệu sản xuất đồ mộc và ván nhân tạo
  1. Lịch sử hình thành, nhiệm vụ, phương hướng và cơ sở Vật chất của Phòng

Nghiên cứu biện pháp giữ gìn giá trị và nâng cao tuổi thọ của gỗ và lâm sản từ khi khai thác đến kết thúc quá trình sử dụng, nhằm góp phần tiết kiệm nguồn tài nguyên phong phú và quý giá của rừng đó chính là nhiệm vụ của ngành lâm nghiệp và viện giao cho Phòng. Trong một đất nước nhiệt đới gió mùa, hệ thực vật và động vật phong phú, cuộc kháng chiến chốnh Mỹ đang trong thời kỳ ác liệt, cơsở vật chấtvà khoa học kỹ thuật còn nghèo nàn lạc hậu , nhiệmvụ trên thật không đơn thuần. Cố Việt kiều yêu nước Nguyễn Thế Viễn đã tự nguyện rời Pháp về quê hương mang theo tri thức về gỗ và bảo quản gỗ của Châu Âu cùngmột số học trò đầu tiên của mình tại khoá II Đại học Lâm nghiệp và các khóa Đại học Tổng hợp, nhận nhiệm vụ trước ngành và Viện đặt viên gạch đầu tiên cho ngành khoa học Bảo quản lâm sản ở Việt Nam.

Từ kinh nghiệm cổ truyền của cha ông, từ nền khoa học tiến tiến của các nước Tây âu học hỏi được, cộng với lòng say sưa yêu nghề và quyết tâm trau dồi kiến thức, chúng tôi đã dần từng bước xây dựng cho mình được phương hướngnghiên cứu có hệ thống vững vàng:

-Điều tra tìm hiểu thành phần loài, đặc tính sinh học của các sinh vật ( nấm, côn trùng, hà biển) là đối tượng chuyên phá hoại lâm sản. Qua đó tìm hiểu thành phần loài, phương thức phá hoại và đặc tính sinh học của các đối tượng phá hoại chủ yếu lâm sản ở Việt Nam. Dựa vào các thuốc bảo quản lâm sản của các nước tiến tiến, khảo nghiệm hiệu lực, nghiên cứu thành phần và cơ chế tác dụng của chúng trong điều kiện sinh vật và khí hậu Việt Nam. Điều tra khảo sát nguồn hoá chất công nghiệp trong nước . Sử dụng có chọn lọc thuốc bảo quản lâm sản nước ngoài tiến tới pha chế một số thuốc bảo quản lâm sản thích hợp phục vụ cho nhu cầu trong nước.

– Dựavào có sở kết quả nghiên cứu cơ bản về sinh vật hại , vào tính năng hiệu lực của thuốc bảo quản, nghiên cứu đề xuất biện pháp phòng chống các đối tượng phá hoại lâm sản chủ yếu.

-Nghiên cứu ứng dụng cấc kỹ thuật ngâm tẩm của các nước tiên tiến trên tthế giới, sức thấm thuốc bảo quản của các loài tre, gỗ Việt Nam.

-Nghiên cứu các quy trình công nghệ Bảo quản lâm sản đưa vào phục vụ sản xuất.

Với nhiệm vụ và phương hướng nghiên cứu trên, có thể thấy rõ đây là một cơ sở nghiên cứu ứng dụng, dựa trên nền tảng của nhiều ngành khoa học như: Sinh học, vật lý, hoá học, khoa học gỗ . . . . Để hoàn thành các nhiệm vụ chuyên môn, ngay từ ban đầu, Phòng đã được trang bị 4 phòng thí nghiệm:

+ Phòng thí nghiệm côn trùng

+ Phòng thí nghiệm nấm

+ Phòng thí nghiệm thuốc bảo quản

+ Phòng thí nghiệm kỹ thuật ngâm tẩm

40 năm qua, những người làm công tác nghiên cứu bảo quản lâm sản đã luôn theo sát nhiệm vụ, khai thác và xây dựng các phòng thí nghiệm, khắc phục mọi khó khăn để vượt lên chính mình và hoàn cảnh, chắt chiu đóng góp từng phần nhỏ bé của mình cho Ngành và cho Viện Khoa học Lâm nghiệp.

  1. Những thành tựu chính đã đạt được

– Cùng với kết quả điều tra cơ bản côn trùng toàn Miền Bắc của Bộ Nông nghiệp và uỷ ban Khoa học kỹ thuật, Phòng Bảo quản lâm sản đã có Khu hệ mối Bắc Việt Nam; Danh lục mọt phá hoại tre gỗ Việt Nam; Danh lục xén tóc Bắc Việt Nam; Danh lục nấm hại tre gỗ Bắc Việt Nam. Đặc điểm sinh thái sinh học củacác loài đại diện điển hình trong các nhóm:

+ Mốí:Cototermesforsanus

Criptotermes domesticus

+ Xén tóc

Xén tóc hại gỗ khúcBatocerarubus

euryphaguslundi

Xén tóc hại treChlorophorusannularis

Xén tóc hại gỗ khôStromatium longicorne

+ Mọt

Mọt cám nâuLyctus brunnes

Mọt đít nhọn Platipus sodidus

+ hà biển hại gỗ

Hà búnBankia saulii

hà búnTeredo manni

Nhiều loài mới Khu hệ được bổ xung làm giàu cho khu hệ côn trùng Việt Nam. Đặc biệt một số loài mới , giống mới cho Khu hệ côn trùng Thế giới cũng được phát hiện và công bố.

+ Mối:

CoptotermopsisNguyênCototermopsis dimorrplusNguyen

Trinervitermes senni NguyenReticulitermes dangiNguyen

Reticulitermes microcephalus NguyenSpeulitermes donhansis Nguyen

+ Xén tóc:

Oleocamptus paracretaceuus Lam, Hue

Oleocamptus discolorLam, Hue

Những kết qủa nghiên cứu đó đã đặt ra cơ sở vững chắc cho các nghiên cứu biện pháp phòng trừ và các quy tình kỹ thuật bảo quản lâm sản.

-Trong những năm 70 thế kỷ 20, Phòng nghiên cứu Bảo quản lâm sản đã tiếp thu một cách có chọn lọc kỹ thuật diệt mối phá hoại các công trình xây dựng của nước ngoài, kết hợp với những kết quả nghiên cứu về mối ở Việt Nam đã nghiên cứu cải tiến về thuốc lây nhiễm, hộp nhử mối, xây dựng nên quy trình diệt mối lây nhiễm để bảo vệ các công trình xây dựng. Công trình đã được nhà nước khen thưởng và công nhận là một quy phạm của Việt Nam trong xây dựng. Kết quả nghiên cứu thiết thực đã được thực tiễn tiếp nhận.Đến nay hàng vạn m2 mặt bằng xây dựng như Bệnh Viện , trường học, cơ quan, khách sạn, bảo tàng . . . đã được bảo vệ khỏi mối phá hoại. Cũng do đưa được kết quả nghiên cứu vào sản xuất, các nhà nghiên lại có điều kiện đi sâu cải tiến hoàn thiện quy trình của mình. Những năm 80 có khó khăn kinhphí hoạt động khoa học, Phòng nghiên cứu bảo quản lâm sản đã mở đầu mô hình lấy hoạt động ứng dụng kết quả nghiên cứu vaò sản xuất để hỗ trợ cho nghiên cứu khoa học của Viện. Thật vui mừng, kỹ thuật diệt mối lây nhiễm đã và đang trở thành một nghề dịch vụ khoa học kỹ thuật của xã hội. Về mặt khoa học, chúng ta có thể tự hào đây là công trình diệt mối thành công, độc đáo của Việt Nam và khu vực.

-Các kỹ thuật ngâm tẩm tre gỗ tiến tiến của các nước Âu, Mỹ và trong khu vực cũng được ứng dụng nhuần nhuyễn trong điều kiện Việt Nam từ kỹ thuật đơn giản như Phun quét, ngâm thường đến kỹ thuật chân không, áp lực, đun nóng, ngâm lạnh, tẩm Boucherie, tẩm cây đứng, tẩm Kian. . . ..các loại gỗ thông dụng rừng Việt Nam đã được khảo sát sức thấm thuốcbảo quản làm cơsở cho việc phân nhóm gỗ ngâm tẩm cho các quy trình ngâm tẩm gỗ Việt Nam.

-Các quy trình kỹ thuật Bảo quản gỗ khúc từ rừng, gỗ tròn xuất khẩu, gỗ xẻ, gỗ đồ mộc, ván sàn, gỗ bóc lạng, gỗ xẻ xây dựng, bảo quản gỗ tàu thuyền , chống hà cho tàu thuyền đi biển bằng gỗ, bảo quản song mây tre, gỗ trụ mỏ, tà vẹt, xà cột điện gỗ . . . đã được nghiên cứu thành công. Kết quả qua tác động bảo quản đã kéo dài tuổi thọ cho gỗ song mây tre gấp từ 4 đến 12 lần tuổi thọ so với đối chứng.

-Phòng đã xây dựng được một hệ thống quy trình thử hiệu của thuốc bảo quản lâm sản với côn trùng, nấm điển hình của Việt Nam, làm cơ sở để đánh giá hiệu lực của các loại thuốc bảo quản lâm sản nhập nội cũng như thuốc được sản xuất pha chếtrong nước.Qua pha chế thử nghiệm đã đăng ký phép lưu hành nhà nước cho 13 loại thuốc bảo quản lâm sản, trong đó:

2 loại thuốc chống hà hại gỗCHG, M1

3 loại thuốc chống mốiPMD4, PMS , PMC

4 loại thuốc bảo quản chống mốc mụcPBB,LN5, XM5, PNaF

1 loại thuốc bảo quản chống mối mọtCMM

1 loại thuốc chống cháyPCC

Những loại thuốc trên đã được thử nghiệm hiệu lực với côn trùng và nấm hại lâm sản điển hình ở Việt Nam. Hầu hết dùng nguyên liệu hoá chấtcông nghiệp sản xuất trong nước. Trong những năm gần đây, Viện đã chuyển giao kỹ thuật sản xuất cho một số cơ sở sản xuất trong nước để đáp ứng nhu cầu sử dụng trong nước.

-Nắm bắt được xu hướng phát triển trong sử dụng thuốc bảo quản lâm sản của Thế giới và Khu vực nhằm bảo vệ môi sinh môitrường, Phòng đãchuyển hướng nghiên cứu loại bỏ những thành phần và thuốc bảo quản có nguồn gốc hoá chất độc như DDT, 666, thuỷ ngân, asen và thay thế bằng những hoá chất thích hợp, ít ô nhiễm môi sinh hơn. Phòng cũng đã đẩy mạnh hướng nghiên cứusinh học. Đã phân lập, tuyển chọn được các chủng nấm thuộc giống Metarhyzium nhằm thay thế thuốc diệt mối lây nhiễm hoá học. Bước đầu thử nghiệm bán sản xuát đã có kết quả khả quan.

-Từ những kếtquả nghiên cứu cơ bản và kỹ thuật của Phòng về Bảo quản gỗ và lâm sản đã góp phần làm phong phú và sinh động giáo trình ” Lâm sản và bảo quản lâm sản” của Trường Đại học Lâm nghiệp. Những năm gần đây, Phòng nghiên cứu Bảo quản lâm sản cũng góp sức cùng Trường giảng dạy và hướng dẫn sinh viên làm luận văn tốt nghiệp.

-Suốt 40 năm qua, đội ngũ cán bộ cán bộ nghiên cứu của Phòng không ngừng gắn bó với nghề nghiệp và xây dựng Phòngthành một tập thể vững mạnh. Thành tích cụ thể là Phòng đạt danh hiệu Tổ lao động xã hội chủ nghĩa trong thời gian liên tục từ 1963 đến 1978 và được tặng 2 huân chương lao động hạng 3. Các cán bộ nghiên cứu đã trưởng thành với nghề bảo quản gỗ và lâm sản. Bảy luận án tiến sĩ đều lấy từ đề tài nghiên cứu của mình , họ đã thành công tốt đẹp

1 luận án về sức thấm thuốc bảo quản gỗ

2 luận án về thuốc bảo quản lâm sản

3 luận án về côn trùng phá hoại gỗ và lâm sản

1 luận án về kỹ thuật phòng chống côn trùng

Trong tương lai, 2 luận án tiến sĩvà 2 luận án thạc sĩ của cán bộ Phòng nghiên cứu Bảo quản lâm sản cũng đang đưọc phát huy truyền thống đó và họ sẽ thành công.

-Những năm gần đây, những thành quả đạt được của Phòng nghiên cứu bảo quản lâm sản Viện khoa học Lâm nghiệp Việt nam được ứng dụng trong thực tế sản xuất sinh động ngày càng nhiều. Nhiều cơ sở sản xuất, ứng dụng kỹ thuật bảo quản lâm sản như: sản xuất và sử dụng thuốc bảo quản lâm sản, phòng chống mốc mọt cho tre gỗ song mây xuất khẩu, phòng mối cho công trình xây dựng bằng phương pháp lây nhiễm và cách ly nền móng trong khắp cả nưóc đã liên hệ với Viện khoa học Lâm nghiệp Việt Nam để được tư vấn, chuyển giao kỹ thuật, thẩm định và xây dựng phương án kinh tế kỹ thuậthoặc trực tiếp đề nghị Phòng hợp đồngdịch vụ. . .

Việc chuyển đổi cơ cấu rừng trồng của ngành lâm nghiệp cũng là mối quan tâm của những người làm công tác nghiên cứu bảo quản lâm sản. Nghiên cứu khảo sát sức thấm thuốc, Độ bền tự nhiên của gỗ rừng trồng cũng đang được Phòng tiến hành nghiêm túc dưới các dạng đề tài. Để nhanh chóng hoà nhập với thực tế sản xuất trong thời kỳ tới.

40 năm trôi qua, thế hệ 2 của cán bộ nhân viên Phòng nghiên cứu bảo quản lâm sản đang nhận bàn giao từ thế hệ thứ nhất. Trong hàng ngũ của họ đang ngời lên sức trẻ và năng lực. Với phương hướng nhiệm vụ nhất quán rõ ràng, với truyền thống tốt đẹp của 40 năm, với dự án tăng cường tiềm lực nghiên cứu của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn dành cho Viện 2000 –2003, những người làm công tác nghiên cứu Bảo quản lâm sản tin rằng sẽ làm tốt nhiệm vụ thiêng liêng của ngành và Viện giao.