Hội đồng sơ kết Đề tài cấp Bộ: “Nghiên cứu công nghệ, thiết kế, chế tạo hệ thống sấy sử dụng năng lượng mặt trời tích hợp với nguồn nhiệt khác, ứng dụng sấy mây tre tại các cơ sở ngành nghề nông thôn công suất 10 tấn nguyên liệu/mẻ”

Hội đồng sơ kết Đề tài cấp Bộ: “Nghiên cứu công nghệ, thiết kế, chế tạo hệ thống sấy sử dụng năng lượng mặt trời tích hợp với nguồn nhiệt khác, ứng dụng sấy mây tre tại các cơ sở ngành nghề nông thôn công suất 10 tấn nguyên liệu/mẻ”

Hội đồng sơ kết Đề tài cấp Bộ: “Nghiên cứu công nghệ, thiết kế, chế tạo hệ thống sấy sử dụng năng lượng mặt trời tích hợp với nguồn nhiệt khác, ứng dụng sấy mây tre tại các cơ sở ngành nghề nông thôn công suất 10 tấn nguyên liệu/mẻ”

18:22 - 04/01/2023

Hội nghị tổng kết đánh giá kết quả xây dựng mô hình “Sấy và bảo quản ván bóc gỗ rừng trồng quy mô nhóm hộ” trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn năm 2022-2023
Tiếp đoàn công tác thuộc Đại học Sopron, Hungary
Tiếp đoàn công tác thuộc Cục Phòng chống Ma túy Quốc tế và Thực thi Pháp luật, Chương trình Toàn cầu và Chính sách, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ
Tổ chức khóa đào tạo, tập huấn công nghệ giám định gỗ DART-TOFMS
Đón tiếp Đoàn đại biểu Cục Thanh tra Lâm nghiệp Lào

Ngày 03/01/2023, Viện Nghiên cứu Công nghiệp rừng đã tổ chức Hội đồng sơ kết đánh giá kết quả thực hiện đề tài nghiên cứu KHCN cấp Bộ: “Nghiên cứu công nghệ, thiết kế, chế tạo hệ thống sấy sử dụng năng lượng mặt trời tích hợp với nguồn nhiệt khác, ứng dụng sấy mây tre tại các cơ sở ngành nghề nông thôn công suất 10 tấn nguyên liệu/mẻ”.

Thông tin chung đề tài:

- Tên đề tài: “Nghiên cứu công nghệ, thiết kế, chế tạo hệ thống sấy sử dụng năng lượng mặt trời tích hợp với nguồn nhiệt khác, ứng dụng sấy mây tre tại các cơ sở ngành nghề nông thôn công suất 10 tấn nguyên liệu/mẻ”.

-Thời gian thực hiện: 30 tháng, từ 01/2021 – 06/2023

-Đơn vị chủ trì: Viện Nghiên cứu Công nghiệp rừng

-Chủ nhiệm đề tài: TS. Nguyễn Bảo Ngọc

Những kết quả đạt được của Đề tài sau 2 năm thực hiện (từ 01/2021 đến 12/2022):

- Khảo sát thực trạng sấy mây, tre tại 09 cơ sở sản xuất ở 3 tỉnh: Thanh Hóa, Thừa thiên – Huế và Quảng Nam.

- Xác định một số chỉ tiêu năng lượng bức xạ mặt trời và đánh giá khả năng ứng dụng sấy năng lượng mặt trời cho nguyên liệu mây, tre tại Thanh Hóa và Quảng Nam.

- Đánh giá và lựa chọn vật liệu hấp thụ năng lượng mặt trời sử dụng trong nghiên cứu.

-Nghiên cứu thiết kế, chế tạo mô hình thiết bị sấy thí nghiệm nguyên liệu mây, tre sử dụng năng lượng mặt trời tích hợp với nguồn nhiệt từ điện, công suất 1 tấn/ mẻ sấy. Sau đó tiến hành sấy thử nghiệm và bước đầu xác định được các thông số công nghệ sấy phù hợp cho nguyên liệu mây đến độ ẩm 30-35% và nguyên liệu tre đến độ ẩm 12%.

-Nghiên cứu thiết kế, chế tạo hệ thống thiết bị sấy nguyên liệu mây, tre sử dụng NLMT tích hợp với nguồn nhiệt hơi nước, công suất 10 tấn/mẻ. Hệ thống thiết bị sấy Mẫu 1 này được lắp đặt tại Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Bamboo Vina (Hà Trung, Thanh Hóa). Hệ thống này đang vận hành ổn định. Trong quá trình vận hành hệ thống thiết bị sấy này, Đề tài cũng đã xác định được một số tồn tại cần cải tiến hoàn thiện, bổ sung ở Mẫu 2 (sẽ được lắp đặt tại Hợp tác xã sản xuất dịch vụ Mây tre đan Bao la, Núi Thành, Quảng Nam).