Nhiệm vụ “Đánh giá chất lượng gỗ đối với các giống đã được công nhận phục vụ cho yêu cầu gỗ xẻ”

Nhiệm vụ “Đánh giá chất lượng gỗ đối với các giống đã được công nhận phục vụ cho yêu cầu gỗ xẻ”

Nhiệm vụ “Đánh giá chất lượng gỗ đối với các giống đã được công nhận phục vụ cho yêu cầu gỗ xẻ”

10:43 - 24/02/2020

            Nhiệm vụ “Đánh giá chất lượng gỗ đối với các giống đã được công nhận phục vụ cho yêu cầu gỗ xẻ” thuộc Chương trình mục tiêu Phát triển Lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2016-2020 và thực hiện REDD+ do TS. Nguyễn Bảo Ngọc (Bộ môn Chế biến lâm sản) chủ trì được thực hiện từ 8 - 12/2019.

Thông báo công khai lựa chọn đối tác liên doanh, liên kết
Nghiệm thu tổng kết đề tài khoa học công nghệ trọng điểm cấp Bộ
Họp Hội đồng Khoa học Công nghệ soát xét và tư vấn góp ý cho các đề xuất nhiệm vụ KHCN năm 2021

            Nhiệm vụ “Đánh giá chất lượng gỗ đối với các giống đã được công nhận phục vụ cho yêu cầu gỗ xẻ” thuộc Chương trình mục tiêu Phát triển Lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2016-2020 và thực hiện REDD+ do TS. Nguyễn Bảo Ngọc (Bộ môn Chế biến lâm sản) chủ trì được thực hiện từ 8 - 12/2019.

            Mục tiêu của nhiệm vụ là đánh giá chất lượng gỗ đối với hai dòng Keo lai (BV10 và BV16) phục vụ cho yêu cầu gỗ xẻ nhằm nâng cao giá trị gia tăng gỗ rừng trồng và giải quyết bài toán thiếu hụt nguồn nguyên liệu hiện nay tại Việt Nam. Nhiệm vụ đã được nghiệm thu đạt loại khá vào tháng 12/2019.

Hình ảnh buổi nghiệm thu nhiệm vụ

            Keo lai BV10, BV16 đã được công nhận vào năm 2000 là giống tiến bộ kỹ thuật dựa trên kết quả khảo nghiệm tại Ba Vì, Hà Nội. Tuy nhiên, các dòng Keo lai này mới chỉ được đánh giá một số tính chất vật lý và các thành phần hóa học trong gỗ ở cấp độ nhỏ. Cho tới nay các dòng này vẫn chưa được nghiên cứu và đánh giá các đặc tính với mục đích phục vụ cho nhu cầu gỗ xẻ. Trong nghiên cứu này đã đánh giá chất lượng gỗ đối với dòng Keo lai BV10 và BV16 (ở độ tuổi 11) phục vụ yêu cầu gỗ xẻ làm nguyên liệu cho sản xuất đồ mộc ở 3 nội dung: (1) Đánh giá phân hạng chất lượng gỗ tròn và gỗ xẻ; (2) Xác định khối lượng thể tích và độ co rút; (3) Đánh giá khả năng gia công của gỗ Keo lai BV10 và BV16. Kết quả nghiên cứu cho thấy gỗ Keo lai BV10 và BV16 khá thẳng và độ thon theo chiều dài khúc gỗ nhỏ. Phần lớn gỗ tròn và gỗ xẻ đạt tiêu chuẩn cấp chất lượng A và B. Keo lai BV10 và BV16 có khối lượng thể tích đạt chỉ tiêu xếp nhóm III (nhóm có KLTT trung bình) và có độ co rút trung bình (nằm trong khoảng 10 - 15%). Kết quả về khả năng gia công cho thấy chất lượng gia công của 2 loài tốt và đáp ứng được yêu cầu nguyên liệu trong sản xuất đồ mộc.