Sử dụng hiệu quả gỗ Đước để sản xuất đồ mộc, than hoạt tính và dịch gỗ

Sử dụng hiệu quả gỗ Đước để sản xuất đồ mộc, than hoạt tính và dịch gỗ

Sử dụng hiệu quả gỗ Đước để sản xuất đồ mộc, than hoạt tính và dịch gỗ

21:20 - 27/03/2019

Bộ môn Chế biến Lâm sản
Nghiệm thu Đề tài trọng điểm cấp Bộ NN&PTNT
Đánh giá các chỉ tiêu về tính chất công nghệ gỗ Keo lai và Keo tai tượng
Nâng cao tính bền vững của hoạt động cung cấp nguyên liệu
Tăng cường năng lực sản xuất ván mỏng từ gỗ Keo và gỗ Bạch đàn

Tên đề tài: Nghiên cứu sử dụng hiệu quả gỗ Đước để sản xuất đồ mộc, than hoạt tính và dịch gỗ

Tổ chức chủ trì: Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam           

Cơ quan chủ quản: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Chủ nhiệm đề tài: TS. Lê Thanh Chiến

Các cá nhân tham gia đề tài: ThS. Nguyễn Xuân Hiên; ThS. Vũ Đình Thịnh; KS. Phí Văn Sơn; ThS. Hà Tiến Mạnh; GS.TS. Phạm Văn Chương; TS. Hoàng Thị Thanh Hương; ThS. Nguyễn Xuân Quyền; KS. Nguyễn Văn Dưỡng

Thời gian thực hiện: 1/2008-12/2010

Kinh phí thực hiện: 2.000 triệu đồng

Kết quả nghiên cứu:

- Xây dựng cơ sở dữ liệu của gỗ Đước bao gồm các thông số về đặc điểm cây đứng: thân tròn và thẳng, ít u bướu bạnh vè, chiều cao có thể đạt tới 20 m; đặc điểm cấu tạo: giác, lõi phân biệt, vòng sinh trưởng rõ, rộng 2-3mm, gỗ mịn, thớ lệch, gỗ có chứa Silic 0,02-0,06%; tính chất gỗ: rất cứng và nặng có khối lượng thể tích cơ bản 770-890 kg/m3, điểm bão hòa thớ gỗ 31,15-32,47%.

- Khi nghiên cứu xẻ, gỗ Đước được xẻ theo phương pháp xẻ suốt kết hợp xoay lật là hợp lý, với gỗ tròn đường kính 160-180 mm, ván xẻ dày 20 mm, tỷ lệ thành khí đạt 69,16 %. Đề tài đã đề xuất được quy trình xẻ gỗ Đước.

- Gỗ Đước có nhiều nhược điểm ảnh hưởng đến chất lượng khi sấy. Chênh lệch co rút giữa các chiều tương đối lớn, gỗ dễ bị cong vênh nứt nẻ, đặc biệt là nứt "chân chim". Để khác phục, đề tài đã nghiên cứu các biện pháp như ngâm thường trong nước, xử lý bằng muối Caxe 03 và có hiểu quả giảm nứt đáng kể.

- Gỗ Đước phù hợp để làm nguyên liệu sản xuất than và than hoạt tính. Than gỗ Đước có hàm lượng Cacbon cao (72-76) %, hàm lượng tro thấp (1,1-1,26) %. Than hoạt tính gỗ Đước có khả năng hấp phụ hơi khí tốt (đạt 6 % đối với benzen), diện tích bề mặt riêng lớn 1017,7 m2/g, cường độ than cao 92 %, tương đương với các loại than có chất lượng cao trên thị trường hiện nay như than gáo dừa Trà Bắc- Trà Vinh, than Norit của Hà Lan. Trên cơ sở khảo ngiệm các thông số công nghệ một cách khá toàn diện và tỷ mỷ với thiết bị sản xuất, đề tài đã xây dựng quy trình công nghệ sản xuất than hoạt tính từ than gỗ Đước.

- Đề tài đã sản xuất 20m2 ván sàn, 5 bộ cánh cửa, 3 bàn và 12 ghế từ gỗ Đước, sản xuất 280 kg than hoạt tính cỡ hạt 4-12mm; đã chế tạo thiết bị thí nghiệm hoạt hóa than từ than Đước, năng suất 0,5 kg/mẻ; đã chế tạo hệ thống thiết bị thu hồi dịch gỗ và chuyển giao cho cơ sở sản xuất than tại Cà Mau; đào tạo 02 kỹ sư; 02 thạc sĩ; công bố 04 bài báo, kỷ yếu