Tạo chất màu thực vật nhuộm thổ cẩm cho đồng bào dân tộc thiểu số ở Đăk Lăk

Tạo chất màu thực vật nhuộm thổ cẩm cho đồng bào dân tộc thiểu số ở Đăk Lăk

Tạo chất màu thực vật nhuộm thổ cẩm cho đồng bào dân tộc thiểu số ở Đăk Lăk

21:24 - 27/03/2019

Bộ môn Chế biến Lâm sản
Nghiệm thu Đề tài trọng điểm cấp Bộ NN&PTNT
Đánh giá các chỉ tiêu về tính chất công nghệ gỗ Keo lai và Keo tai tượng
Nâng cao tính bền vững của hoạt động cung cấp nguyên liệu
Tăng cường năng lực sản xuất ván mỏng từ gỗ Keo và gỗ Bạch đàn

Tên đề tài: Nghiên cứu sản xuất chất màu thực vật phục vụ phát triển nghề dệt thổ cẩm truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số ở Đăk Lăk

Tổ chức chủ trì: Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam           

Cơ quan chủ quản: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Chủ nhiệm đề tài: TS. Lê Thanh Chiến

Các cá nhân tham gia đề tài: ThS. Hà Tiến Mạnh; ThS. Đỗ Thị Hoài Thanh; KS. Nguyễn Thị Minh Xuân; ThS. Nguyễn Thị Ngọc Hà; TS. Nguyễn Bảo Ngọc

Thời gian thực hiện: 6/2010-30/6/2012

Kinh phí thực hiện: 830 triệu đồng

Kết quả nghiên cứu:

- Kết quả điều tra thực địa tại 3 Huyện buôn Đôn, Krông Bông, Lăk cho thấy nguồn nguyên liệu cho màu rất đa dạng, mọc rải rác trong rừng với sản lượng lớn có thể khai thác để phục vụ cho việc khôi phục nghề thổ cẩm truyền thống ở Đăk Lăk. Một số loài có thể trồng tại vườn để thuận lợi cho việc thu hái như: Chàm nhuộm, Cà ri, Nghệ vàng, Vừng cạn... Thời điểm khảo sát ở Đăk Lăk có 15 Hợp tác xã đang duy trì nghề dệt thổ cẩm.

          - Chất màu thực vật được chiết suất để nhuộm sợi thổ cẩm truyền thống mặc dù màu sắc không sặc sỡ như nhuộm màu công nghiệp, nhưng sợi, vải không gây dị ứng với da của người sử dụng, không gây ô nhiễm môi trường khi chiết suất và khi nhuộm. Để sợi có màu ổn định và bền màu khi sử dụng phải cần chất ổn định màu phù hợp.

          - Xây dựng được 5 QTCN chiết suất màu xanh chàm, màu đỏ, màu nâu, màu vàng từ cành lá chàm nhuộm, vỏ cây thổ mật, vỏ cây lộc vừng cạn, củ nâu, củ nghệ vàng; xây dựng và hoàn thiện 6 QTCN nhuộm màu xanh chàm, đỏ, nâu, vàng và đen. Các quy trình được xây dựng dựa trên kinh nghiệm truyền thống của đồng bào và bổ sung hoàn thiện có cơ sở khoa học để nâng cao chất lượng sợi, rút ngắn thời gian nhuộm.

          - Xây dựng được mô hình ứng dụng liên hoàn quy trình công nghệ chiết suất và nhuộm sợi với năng suất 3-5 kg sợi/mẻ taị HTX thổ cẩm Tơng Bông xã Ea Kao, TP. Buôn Ma Thuột. Mô hình đơn giản, dễ thực hiện, phù hợp điều kiện kinh tế, trình độ của người dân địa phương.

          - Mở 2 khóa tập huấn cho 20 đồng bào dân tộc Ê đê, M, Nông. J rai, Mường ở 3 huyện Buôn đôn, Buôn Hồ, Lăk và TP. Buôn Ma thuột. Đồng bào đã nhận biết được một số cây cho chất màu tại rừng thuộc vườn Quốc Gia Yok Đôn, thực hành các QTCN chiết suất và nhuộm 5 màu chủ yếu tại mô hình ở HTX thổ cẩm Tơng Bông. Dệt được 20 m2  vải thổ cẩm sợi nhuộm màu thực vật.

          - Tổ chức cho 20 học viên khóa tập huấn tham quan học hỏi ở 2 cơ sở sản xuất thổ cẩm tại  Lâm Đồng: 1) Cty thổ cẩm  Klong, xã Hiệp an, huyện Đức Trọng; 2) Làng nghề thổ cẩm  Bơr C ở Xã Lát huyện Lạc Dương. Ở 2 cơ sở tham quan, học viên đã tham quan học hỏi được kinh nghiệm dệt của bà con dân tộc Chăm, cách tạo hoa văn và mẫu mã sản phâm.