Ngày 29/01/2021, Bộ NN&PTNT đã tổ chức Hội đồng nghiệm thu Đề tài trọng điểm cấp Bộ NN&PTNT: “Nghiên cứu phát triển công nghệ sấy gỗ rừng trồng sử dụng năng lượng mặt trời và công nghệ bơm nhiệt”
Thông tin chung về đề tài:
-Thời gian thực hiện: 2017-2020
-Chủ nhiệm đề tài: TS. Bùi Duy Ngọc
-Đơn vị chủ trì: Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
-Đơn vị thực hiện: Viện Nghiên cứu Công nghiệp rừng
-Đơn vị phối hợp thực hiện: 1/ Viện Cơ điện Nông nghiệp và Công nghệ sau thu hoạc; 2/ Trung tâm phát triển Công nghệ cao-Viện Hàn lâm Khoa học Công nghệ VN; 3/Công ty Cổ phần Chế biến gỗ Nội thất PISICO Bình Định;
Đề tài đã hoàn thành các nội dung và đạt được mục tiêu nghiên cứu. Các kết quả chính đã đạt được là:
- Đã điều tra khảo sát thực trạng công nghệ sấy gỗ xẻ rừng trồng tại một số doanh nghiệp ở các tỉnh Bình Định, Bình Dương và Đăk Lắk.
- Đã đo đếm xác định các thông số môi trường tại Bình Định. Bình Định là tỉnh có tiềm năng NLMT lớn. Trung bình hàng năm ở khu vực này có số giờ nắng khoảng 2500 giờ/năm với tổng lượng bức xạ trong năm khoảng 2400 kWh/m2. Các thông số độ ẩm không khí, nhiệt đô không khí và tốc độ gió rất ít biến động: Độ ẩm không khí trung bình (Wtb) cao và rất ít biến động (từ 76 ÷ 87 %). Nhiệt độ không khí trung bình tháng (Ttb) cũng khá lớn và ít biến động, nhiệt độ dao động từ 23,2 ÷ 30,7 oC. Tốc độ gió trung bình (Vgtb) từ 2,3 ÷ 3,8 m/s.
- Đã nghiên cứu chế tạo vật liệu hấp thụ năng lượng mặt trời. Vật liệu hấp thụ NLMT do đề tài chế tạo có các chỉ tiêu kỹ thuật: Độ bền kéo đứt đạt 238 KPa; Độ bền nén đạt 121 KPa; Độ xốp đạt 89,6 %; Hiệu quả hấp thụ nhiệt từ ánh sang mặt trời đạt xấp xỉ 90 %; Nhiệt độ không khí xung quanh lớp hấp thụ đạt gần 70 0C; Tuổi thọ của vật liệu đạt trên 5 năm. Vật liệu hấp thụ năng lượng mặt trời đã được đăng ký sở hữu trí tuệ và được chấp nhận đơn tại Thông báo số: 9582/TB-SHTT ngày 20/7/2020 của Cục sở hữu trí tuệ).
- Đã thiết kế, chế tạo lắp đặt vận hành chạy ổn định 02 mô hình: Mô hình thiết bị sấy gỗ xẻ bằng NLMT quy mô công suất 0,5 m3 gỗ xẻ/1 mẻ sấy. Mô hình thiết bị sấy gỗ bằng NLMT quy mô công suất 40 m3 gỗ xẻ/1 mẻ sấy.
- Đã thiết kế, chế tạo lắp đặt vận hành chạy ổn định 02 mô hình: Mô hình thí nghiệm sấy gỗ bằng chân không quy mô công suất 0,1 m3 gô xẻ/1 mẻ sấy. Mô hình sấy gỗ bằng bơm nhiệt chân không dung tích buồng sấy 20 m3.
- Đã xây dựng Quy trình kỹ thuật sấy sơ bộ gỗ xẻ rừng trồng bằng NLMT. Gỗ xẻ rừng trồng (gỗ Keo lai) có chiều dày t = 25±1mm, độ ẩm gô xẻ trước khi sấy sơ bộ MC = 50 ± 5 %, độ ẩm gô xẻ sau khi sấy sơ bộ MC = 30 ± 2 %. Thời gian sấy là 6 – 8 ngày (phụ thuộc theo thời tiết). Tỉ lệ khuyết tật (nứt vỡ, cong vênh) do sấy của gỗ xẻ sau khi sấy sơ bộ so với gỗ xẻ trước khi đưa vào sấy là ≤ 3 %. Quy trình kỹ thuật đã được công nhận là TBKT.
- Hiệu quả tiết kiệm chi phí sấy gỗ xẻ rừng trồng bằng NLMT . Gỗ xẻ gỗ Keo lai có chiều dày gỗ xẻ t = 25 ± 1mm, độ ẩm ban đầu của gỗ xẻ là MC = 50 ± 5 %; độ ẩm của gỗ xẻ sau khi sấy sơ bộ là MC = 30 ± 2 %.
- Đã xây dựng công nghệ sấy gỗ rừng trồng bằng công nghệ bơm nhiệt chân không. Gỗ xẻ rừng trồng (gỗ Keo lai) có chiều dày t = 25±1mm, độ ẩm gô xẻ trước khi sấy MC = 30 ± 2 %, độ ẩm gô xẻ sau khi sấy MC = 10 – 12 %. Thời gian sấy là 4 – 5 ngày. Tỉ lệ khuyết tật (nứt vỡ, cong vênh) do sấy của gỗ xẻ sau khi sấy so với gỗ xẻ trước khi đưa vào sấy là ≤ 2 %. Chi phí sấy bằng bơm nhiệt chân không nhỏ hơn 400.000đ/ m3. Quy trình kỹ thuật đã được công nhận là TBKT.
- Đào tạo 02 Tiến sĩ; 01 thạc sĩ. Xuất bản được 6 bài báo khoa học.
Hội đồng nghiệm thu đánh giá cao các kết quả mà đề tài đã đạt được, một số chỉ tiêu đã vượt so với đặt hàng. Hội đồng đã bỏ phiếu kín và đánh giá Đề tài nghiệm thu đạt.
Một số hình ảnh tại buổi nghiệm thu đề tài