Nghiên cứu cải tiến đèn bẫy bướm phòng trừ sâu róm thông
Phạm Đăng Quốc
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Sâu róm thông (Dendrolimus punctatus Walker) là một loài sâu hại nguy hiểm cho rừng thông của nhiều quốc gia. Sâu róm thông (SRT) chủ yếu gây hại các loài thông, trong đó một số loài gây thành dịch, khả năng sinh sản nhanh, chỉ trong một thời gian ngắn tăng lên thành một quần thể gây hại vô cùng lớn. Ở Nghệ An năm 2003, SRTphát sinh và đã phát triển thành dịch, gây hại cho 4.133ha rừng thông. Một đặc tính quan trọng là bướm SRT có tính xu quang cao, hoạt động mạnh vào ban đêm. Việc sử dụng đèn bẫy bướm là một biện pháp nằm trong hệ thống quản lý tổng hợp phòng trừ SRT. Biện pháp sử dụng bẫy đèn để dự báo dịch, diệt bướm hiệu quả và không gây ô nhiễm môi trường, đảm bảo tính bền vững đối với hệ sinh thái rừng thông.
Các chủng loại đèn bẫy bướm hiện đang sử dụng hầu hết được nhập từ nước ngoài có những tính năng kỹ thuật không phù hợp với điều kiện sử dụng của Việt Nam như: Tính cơ động kém, giá thành cao… Đề tài nghiên cứu cải tiến đèn bẫy bướm phòng trừ SRT nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng, đáp ứng yêu cầu cấp thiết của thực tiễn.
(Kỷ yếu Hội nghị Khoa học công nghệ Lâm nghiệp khu vực phía Bắc, trang 631-641)
Theo vafs.gov.vn