Tên đề tài: Nghiên cứu sử dụng tổng hợp, có hiệu quả gỗ Tràm
Tổ chức chủ trì: Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
Cơ quan chủ quản: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Chủ nhiệm đề tài: TS. Bùi Duy Ngọc
Các cá nhân tham gia đề tài:
Thời gian thực hiện: 2006-2009
Kinh phí thực hiện: 700 triệu đồng
Kết quả nghiên cứu:
– Gỗ tràm có các tính cất vật lí, cơ học và hóa học được xếp vào nhóm trung bình và tương đương với một số các loại gỗ rừng trồng phổ biến hiện nay như keo, bạch đàn. Tuy nhiên tỷ lệ co rút theo các chiều xuyên tâm, tiếp tuyến, dọc thớ của gỗ tràm lớn gấp nhiều lần so với gỗ keo hoặc gỗ bạch đàn.
– Gỗ tràm sau khi xử lý bằng dung dịch thuốc PEG600 có nồng độ là 30 (%), thời gian ngâm là 6 giờ, nhiệt độ dung dịch khi ngâm là 300 C đã cho kết quả tốt. Tỷ lệ co rút theo chiều tiếp tuyến từ 23,2 % giảm xuống còn 4,133 %, tỷ lệ co rút theo chiều xuyên tâm từ 11,2 % giảm xuống còn 2,898 %, tỷ lệ co rút theo chiều dọc thớ từ 1,4 % giảm xuống còn 0,326 %.
– Khúc gỗ tròn gỗ tràm có đường kính quá bé, hầu hết đường kính đều nhỏ hơn 15 cm, ngoài ra các thông số hình học của khúc gỗ tròn gỗ tràm như độ cong, độ thon, độ ô van của gỗ tràm lại quá cao. Các thông số công nghệ này của khúc gỗ tròn gỗ tràm không đáp ứng được các yêu cầu của gỗ tròn làm gỗ xẻ, nên ghép tạo khối gỗ hộp trước khi tiến hành các bước gia công chế biến tiếp theo
– Gỗ tràm có thể sử dụng làm nguyên liệu để sản xuất ván dăm. Tùy vào mục đích sử dụng của sản phẩm ván dăm gỗ tràm để sử dụng tỷ lệ dăm gỗ tràm cho hợp lý. Nếu sử dụng 100 % nguyên liệu gỗ tràm làm ván dăm thì sản phẩm ván dăm từ gỗ tràm đáp ứng được yêu cầu của ván dăm thông dụng sử dụng ở điều kiện khô. Khi sử dụng sản phẩm làm ván dăm không chịu tải sử dụng ở điều kiện ẩm thì cần pha trộn tỷ lệ dăm gỗ tràm/dăm gỗ keo lai theo tỷ lệ là: 60/40 (%).