Hội đồng tư vấn, đánh giá nghiệm thu cấp cơ sở kết quả thực hiện Dự án “Ứng dụng Khoa học Công nghệ xây dựng mô hình sản xuất viên nén sinh học từ phụ phẩm sau chế biến gỗ làm nhiên liệu đốt cho dân dụng, công nghiệp và phục vụ xuất khẩu tại tỉnh Yên Bái”

Hội đồng tư vấn, đánh giá nghiệm thu cấp cơ sở kết quả thực hiện Dự án “Ứng dụng Khoa học Công nghệ xây dựng mô hình sản xuất viên nén sinh học từ phụ phẩm sau chế biến gỗ làm nhiên liệu đốt cho dân dụng, công nghiệp và phục vụ xuất khẩu tại tỉnh Yên Bái”

Hội đồng tư vấn, đánh giá nghiệm thu cấp cơ sở kết quả thực hiện Dự án “Ứng dụng Khoa học Công nghệ xây dựng mô hình sản xuất viên nén sinh học từ phụ phẩm sau chế biến gỗ làm nhiên liệu đốt cho dân dụng, công nghiệp và phục vụ xuất khẩu tại tỉnh Yên Bái”

21:25 - 05/03/2023

Đón tiếp đoàn công tác trường Đại học Lâm nghiệp Nam Kinh, Trung Quốc
Hội nghị tổng kết đánh giá kết quả xây dựng mô hình “Sấy và bảo quản ván bóc gỗ rừng trồng quy mô nhóm hộ” trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn năm 2022-2023
Tiếp đoàn công tác thuộc Đại học Sopron, Hungary
Tiếp đoàn công tác thuộc Cục Phòng chống Ma túy Quốc tế và Thực thi Pháp luật, Chương trình Toàn cầu và Chính sách, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ
Tổ chức khóa đào tạo, tập huấn công nghệ giám định gỗ DART-TOFMS

Thực hiện Quyết định số 17/QĐ-SKHCN ngày 24/02/2023 của Giám đốc Sở KH&CN tỉnh Yên Bái về việc thành lập Hội đồng Khoa học Công nghệ. Ngày 02/03/2023, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Yên Bái đã tổ chức Hội đồng tư vấn, đánh giá nghiệm thu cấp cơ sở kết quả thực hiện Dự án thuộc chương trình nông thôn miền núi. Dự án “Ứng dụng Khoa học Công nghệ xây dựng mô hình sản xuất viên nén sinh học từ phụ phẩm sau chế biến gỗ làm nhiên liệu đốt cho dân dụng, công nghiệp và phục vụ xuất khẩu tại tỉnh Yên Bái

TÓM TẮT THÔNG TIN VỀ DỰ ÁN

Tên dự án: “Ứng dụng Khoa học Công nghệ xây dựng mô hình sản xuất viên nén sinh học từ phụ phẩm sau chế biến gỗ làm nhiên liệu đốt cho dân dụng, công nghiệp và phục vụ xuất khẩu tại tỉnh Yên Bái”.

Thuộc chương trìnhHỗ trợ ứng dụng và chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội nông thôn và miền núi giai đoạn 2016-2025”

Cấp quản lý: Bộ Khoa học và Công nghệ

Thời gian thực hiện:  24 tháng, từ tháng 03/2021 đến tháng 02/2023

Tổng kinh phí thực hiện:12.000 triệu đồng (NSSNKH trung ương: 4.600 triệu đồng)

Tổ chức chủ trì thực hiện dự án: Chi nhánh Công ty cổ phần Netma tại Yên Bái

Chủ nhiệm dự án: KS. Đoàn Tuấn Huy

Tổ chức hỗ trợ ứng dụng công nghệ: Viện Nghiên cứu Công nghiệp rừng-Viện KH Lâm nghiệp VN.

Mục tiêu dự án:

- Xây dựng được 01 mô hình công nghệ, thiết bị sản xuất viên nén sinh học tận dụng phế phụ phẩm chế biến gỗ rừng trồng công suất khoảng 36.000 tấn sản phẩm/năm. Sản phẩm viên nén gỗ đáp ứng yêu cầu xuất khẩu theo quy định hiện hành, lô số 0 là 9.000 tấn. Sản phẩm Viên nén gỗ đáp ứng yêu cầu tiêu thụ trong nước và xuất khẩu theo tiêu chuẩn ISO 17225:2014.

- Đơn vị chủ trì – Chi nhánh Công ty Cổ phần Netma tại Yên Bái tiếp nhận và làm chủ được quy trình công nghệ sản xuất viên nén sinh học từ phế phụ phẩm chế biến gỗ rừng trồng đáp ứng yêu cầu tiêu thụ trong nước và xuất khẩu.

- Đào tạo được 05 kỹ thuật viên cơ sở làm chủ được công nghệ và tập huấn cho 50 công nhân có kỹ năng tốt vận hành trang thiết bị công nghệ.

- Tuyên truyền quảng bá, giới thiệu về dự án cho người dân và doanh nghiệp trên địa bàn trong và ngoài tỉnh.

NHỮNG KẾT QUẢ ĐÃ ĐẠT ĐƯỢC CỦA ĐỀ TÀI:

+ Đã xây dựng được 01 Mô hình sản xuất viên nén sinh học từ phế phụ phẩm sau chế biến gỗ rừng trồng: công suất đạt > 39.000 tấn sản phẩm/năm. Mô hình hoạt động ổn định, đạt công suất thiết kế và đảm bảo chất lượng sản phẩm. Các máy móc thiết bị được mua sắm bằng nguồn NSNN hỗ trợ (Máy nghiền tinh và máy sấy thùng quay) và vốn đối ứng của doanh nghiệp (máy băm dăm, máy nghiền thô, máy ép viên, hệ thống phụ trợ,..) đảm bảo tính đồng bộ và hiệu quả sử dụng.

+ Quá trình chuyển giao và tiếp nhận công nghệ được triển khai thành công; đơn vị chủ trì dự án đã tiếp nhận và hoàn toàn làm chủ được quy trình công nghệ. Quy trình công nghệ sản xuất viên nén sinh học từ phế liệu gỗ rừng trồng phù hợp với thiết bị và thực trạng của mô hình tại địa điểm xây dựng dự án. Bước đầu đã đem lại hiệu quả kinh tế cho Doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy chuỗi giá trị gia tăng ngành công nghiệp chế lâm sản ở địa phương, tạo việc làm, tăng thu nhập, góp phần xóa đói giảm nghèo cho người dân vùng lân cận nhà máy.

+ Đã sản xuất được 9.314 tấn sản phẩm viên nén gỗ, có các chỉ tiêu chất lượng đáp ứng yêu cầu đặt hàng của Bộ (Chiều dài: 24,6 - 40 mm; Đường kính: 7,79 - 7,87 mm; Độ ẩm: 7,22 – 7,64 %; Khối lượng riêng: 608-688kg/m3; Hàm lượng tro ≤ 2,97%; Nhiệt lượng: 4.001-4.063 kcal/kg; sulfur: 0,03 (%w/t); Nitrogen: 0,23-0,28 ppm; Chlorine: 0,026-0,034 (%w/t); Iron: 345-438 ppm; Arsennic: 0,75-0,82 ppm; Crom: 6,78-7,97 ppm; Đồng: 2,22-2,64 ppm; Chì: 0,76-0,90 ppm), đã được tiêu thụ trong nước và gián tiếp xuất khẩu qua các công ty lớn sang các thị trường (Hàn Quốc, Nhật Bản) theo các tiêu chuẩn hiện hành về Viên nén gỗ.

+ Đã đào tạo được 05 kỹ thuật viên cơ sở sau khi được đào tạo đã nắm vững và hoàn toàn làm chủ được công nghệ sản xuất viên nén gỗ từ phế phụ phẩm sau chế biến gỗ rừng trồng. Đã tập huấn được 50 lượt người công nhân, lao động, sau khi tham gia các khóa tập huấn đã hiểu rõ ý nghĩa và thao tác thành thục công việc được giao.

+ Bước đầu đã thực hiện tốt công tác tuyên truyền giới thiệu, quảng bá, giới thiệu các hoạt động, kết quả thực hiện của Dự án trên tạp chí KHCN, Website của Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Yên Bái, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, Viện Nghiên cứu Công nghiệp rừng.

Hiệu quả Kinh tế - xã hội

+ Tạo ra sản phẩm viên nén sinh học có chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu xuất khẩu. Tạo được thị trường tiêu thụ ổn định ở trong nước và phục vụ xuất khẩu được ở các thị trường như: Nhật Bản, Hàn Quốc,..thúc đẩy công nghiệp chế biến sâu ở địa phương phát triển. Tạo thêm việc làm cho người dân địa phương, góp phần xoá đói giảm nghèo, chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh. Tăng nguồn thu cho ngân sách địa phương. Hàng năm đóng góp vào ngân sách địa phương trung bình khoảng hơn 1,5 tỷ đồng, thông qua nguồn thuế thu nhập từ hoạt động của nhà máy. Hàng năm giải quyết việc làm cho hàng trăm lao động của địa phương (thu nhập bình quân công nhân tại nhà máy 7 triệu đồng/tháng).

 Hiệu quả về mặt môi trường

Sản phẩm viên gỗ nén là nguồn nhiên liệu sạch, năng lượng tái tạo dần thay thế nguồn nhiên liệu hóa thạch. Góp phần sử dụng có hiệu quả nguồn phế liệu chế biến gỗ rừng trồng, đóng góp đáng kể vào việc bảo vệ môi trường.

MỘT SỐ HÌNH ẢNH BUỔI NGHIỆM THU TỔNG KẾT

 

MỘT SỐ HÌNH ẢNH MÔ HÌNH VÀ SẢN PHẨM CỦA DỰ ÁN