Hội nghị sơ kết Dự án sản xuất thử nghiệm cấp Bộ

Hội nghị sơ kết Dự án sản xuất thử nghiệm cấp Bộ

Hội nghị sơ kết Dự án sản xuất thử nghiệm cấp Bộ

08:22 - 21/12/2021

Đón tiếp đoàn công tác trường Đại học Lâm nghiệp Nam Kinh, Trung Quốc
Hội nghị tổng kết đánh giá kết quả xây dựng mô hình “Sấy và bảo quản ván bóc gỗ rừng trồng quy mô nhóm hộ” trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn năm 2022-2023
Tiếp đoàn công tác thuộc Đại học Sopron, Hungary
Tiếp đoàn công tác thuộc Cục Phòng chống Ma túy Quốc tế và Thực thi Pháp luật, Chương trình Toàn cầu và Chính sách, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ
Tổ chức khóa đào tạo, tập huấn công nghệ giám định gỗ DART-TOFMS

Ngày 20 tháng 12 năm 2021, tại phòng họp số 405 Viện NC Công nghiệp rừng – Viện KHLN Việt Nam đã tổ chức Hội nghị sơ kết Dự án sản xuất thử nghiệm cấp Bộ NN&PTNT “Hoàn thiện công nghệ sản xuất gỗ khối chất lượng cao từ một số loài gỗ rừng trồng phục vụ sản xuất đồ mộc nội thất và hàng thủ công mỹ nghệ” do ThS. Hà Tiến Mạnh chủ trì thực hiện theo đặt hàng của Bộ NN & PTNT với Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, Viện NC Công nghiệp rừng là đơn vị triển khai thực hiện. Nhiệm vụ nêu trên được giao kế hoạch triển khai nghiên cứu hoàn thiện và sản xuất thử nghiệm vật liệu gỗ khối dùng trong xây dựng và nội thất trong 03 năm 2020 - 2022.

Tham dự Hội nghị sơ kết Dự án có PGS. TS Nguyễn Thị Bích Ngọc – Phó chủ tịch Hội KHKT Lâm nghiệp làm Chủ tịch Hội đồng; TS. Đoàn Văn Thu – Phó Giám đốc Viện KH Lâm nghiệp Việt Nam – Phó chủ tịch Hội đồng; TS. Trần Tuấn Nghĩa – Hội KHKT Lâm nghiệp thành viên hội đồng; GS.TS Phạm Văn Chương – Nguyên Phó hiệu trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam thành viên hội đồng; TS. Nguyễn Quang Trung – Nguyên Viện trưởng Viện NC Công nghiệp rừng thành viên hội đồng; TS. Nguyễn Đức Thành – Phó Viện trưởng Viện NC Công nghiệp rừng thành viên hội đồng; TS. Tô Quốc Huy – Ban KHĐT và HTQT, Thư ký Hội đồng.

Đại diện nhóm cán bộ thực hiện dự án ThS. Hà Tiến Mạnh.

Đại diện đơn vị nghiên cứu: TS. Bùi Duy Ngọc – Viện trưởng Viện Nghiên cứu Công nghiệp rừng.

Thay mặt nhóm thực hiện nhiệm vụ, ThS. Hà Tiến Mạnh đã báo cáo tóm tắt nội dung, quá trình, kết quả thực hiện, các đề xuất giải pháp cho nội dung công việc mà Dự án đã triển khai được cũng như kế hoạch dự kiến triển khai các nội dung công việc của dự án năm 2022.

Kết quả thực hiện:

Dự án đã hoàn thành các nội dung công việc để đạt được mục tiêu của kế hoạch đặt ra tới thời điểm báo cáo như thuyết minh được phê duyệt, cụ thể như sau:

  1. Hoàn thiện được quy trình công nghệ tạo vật liệu gỗ khối từ sự kết hợp gỗ Keo tai tượng với gỗ Mỡ; gỗ Bạch đàn Urô với gỗ Mỡ; và gỗ Thông Caribê với gỗ Bạch đàn Urô. Các khâu công nghệ đã được dự án nghiên cứu hoàn thiện và đề xuất bao gồm:
  2. a) Thông số công nghệ bóc: thông số chiều cao dao bóc cho gỗ Bạch đàn Urô là 114 mm, gỗ Thông Caribê là 113,5 mm và gỗ Mỡ là 113 mm; thông số khe dao bóc là 2,0 mm phù hợp cho cả 3 loại gỗ.
  3. b) Thông số công nghệ sấy ván bóc: thời gian sấy ván bóc Bạch đàn Urô là 13-14 phút, ván bóc Thông Caribê và gỗ Mỡ là 12 phút ở nhiệt độ sấy 110 o
  4. c) Cấu trúc xếp lớp ván bóc để tổ hợp ván LVL: 14 lớp cho mỗi cặp loại gỗ:
  5. d) Lượng keo tráng 160 g/m2 cho các cặp gỗ Keo tai tượng - Mỡ, Bạch đàn Urô - Mỡ và lượng keo tráng 180 g/m2 cho cặp gỗ Thông Caribê - Bạch đàn Urô.
  6. e) Áp lực ép nhiệt ván LVL là 1,2 MPa. Các dữ liệu so sánh cho thấy MOR và MOE của ván LVL tổ hợp từ các cặp gỗ trong nghiên cứu hoàn thiện là tương đối cao so với ván LVL tổ hợp từ các cặp gỗ trong các nghiên cứu đã công bố và so với gỗ nguyên xẻ.
  7. f) Tốc độ đẩy phôi phù hợp là 17 m/p với sản phẩm ván LVL dùng cho gỗ ghép khối.
  8. g) Lượng keo tráng phù hợp cho thanh trước khi ép cao tần là 250g/m2 và cho tấm cơ sở trước khi ép nguội là 300g/m2.
  9. h) Thời gian ép cao tần hợp lý cho loại gỗ khối dạng ván dày 25 mm là 190 giây
  10. i) Thời gian ép nguội hợp lý cho loại gỗ khối dạng hộp là 110 phút.
  11. Xây dựng được 01 mô hình quy mô 2000 m3/năm sản xuất vật liệu gỗ khối từ nguyên liệu 04 loài gỗ rừng trồng (Keo tai tượng, Bạch đàn, Thông và Mỡ).

Trên cơ sở các thông số công nghệ đã được nghiên cứu hoàn thiện, dự án đã để xuất quy trình công nghệ để thực hiện việc tính toán lựa chọn thiết bị cho và thiết kế mô hình lý thuyết. Trong quá trình tính toán lựa chọn thiết bị, dây chuyền bóc ván khổ 2600 mm để đưa vào mô hình này là không phù hợp. Thực tế sản xuất ván bóc cho thấy khổ máy 1300 mm đang được sử dụng phổ biến cho ván bóc lớp lõi của các dây chuyền sản xuất ván ép còn một số ít cơ sở sử dụng giàn máy bóc khổ 2600 mm chỉ để bóc ván lớp mặt - một loại ván bóc có chiều dày thường nhỏ hơn 1 mm, dùng để ép lên cốt ván ép trước khi trang sức phủ mặt bằng ván lạng hoặc các vật liệu phủ mặt khác. Sử dụng giàn máy bóc khổ dài này cho quy trình sản xuất gỗ khối là không khả thi nên dự án đã chuyển sang hướng sử dụng khổ ván bóc phổ biến hiện nay là 1300 mm (chính xác là 1257 mm).

Để tăng tính cơ lý của ván LVL và tránh xếp chồng ván bóc lên nhau trên cùng 1 lớp, việc nối mí ván bóc theo chiều dọc đã được thực hiện, từ đó, khâu mài mí đã được bổ sung cho quy trình. Thêm vào đó, khổ ván phổ biến dài 1257 mm có chiều rộng là 640 mm nên khi tổ hợp ván LVL vẫn sử dụng băng chuyền phổ biến như tại các nhà máy ván ép, nhưng sẽ xếp 2 dải ván LVL có khổ 640 mm song song để tận dụng hết khổ rộng của băng chuyền 1500 mm.

Các thông số công nghệ cho các thiết bị thay đổi này vẫn giữ nguyên như đã nghiên cứu hoàn thiện.

Kết quả tính toán đã lựa chọc được 14 loại thiết bị chính trong chuỗi sản xuất sản phẩm của mô hình. Đây chủ yếu là các thiết bị phổ biến hiện đang được sử dụng tại các nhà máy ván dán và hiện có tại đơn vị phối hợp để xây dựng mô hình. Ngoài ra, một số ít máy để sản xuất gỗ khối từ ván LVL do dây chuyền thiết bị của đơn vị phối hợp tạo ra sẽ được đơn vị thực hiện dự án cung cấp.

Trên cơ sở dây chuyền máy móc thiết bị đã tính toán lựa chọn, dự án đã vẽ thiết kế mặt bằng sản xuất phù hợp. Mặt bằng này cũng đã được ứng dụng để sắp xếp lại mặt dây chuyền của đơn vị phối hợp phục vụ việc sản xuất thử nghiệm, hiệu chỉnh thiết bị và sản xuất sản phẩm.

Các thành viên tham dư hội nghị đều nhận định: Báo cáo sơ kết nhiệm vụ được trình bày công phu, có ý nghĩa khoa học; số liệu báo cáo trong nghiên cứu trung thực, bài bản, chi tiết. Thành công lớn nhất của nhiệm vụ đó là đã xác định được thông số kỹ thuật cũng như các giải pháp công nghệ tạo vật liệu gỗ ghép khối phục vụ cho sản xuất đồ gỗ nội thất và xây dựng.

Một số hình ảnh tại buổi họp sơ kết:

ThS. Hà Tiến Mạnh – Chủ trì nhiệm vụ - trình bày tóm tắt báo cáo sơ kết

 

Toàn cảnh buổi nghiệm thu