Lịch sử hình thành, Chức năng nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức

Lịch sử hình thành, Chức năng nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức

Lịch sử hình thành, Chức năng nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức

 1. Lịch sử hình thành

Tháng 04 năm 1974, Viện Công nghiệp rừng được thành lập trên cơ sở Công ty Thiết kế Công trình Công nghiệp, PGS.TS. Nguyễn Hữu Quang, chủ nhiệm Khoa Công nghiệp rừng của Trường Đại học Lâm nghiệp được bổ nhiệm làm Viện trưởng (sau này là Thứ trưởng Bộ Lâm nghiệp). Ngoài lực lượng cán bộ khoa học của Công ty Thiết kế Công trình Công nghiệp, còn một số cán bộ chuyên môn từ các đơn vị khác trong ngành lâm nghiệp được Tổng cục Lâm nghiệp đưa về Viện. Khi thành lập, Viện xây dựng thêm các Bộ môn vận xuất, vận chuyển lâm sản, các xưởng, trạm nghiên cứu khảo nghiệm.

Năm 1988, Viện Công nghiệp rừng sáp nhập với Viện Lâm nghiệp và Viện Kinh tế Lâm nghiệp thành Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam ngày nay.

Ngày 13 tháng 12 năm 2012, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ban hành Quyết định số 3135/QĐ-BNN-TCCB về việc: Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Viện Nghiên cứu Công nghiệp rừng trên cơ sở sắp xếp, tổ chức lại và nâng cấp các đơn vị thuộc Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam: Trung tâm nghiên cứu và chuyển giao công nghệ Công nghiệp rừng; Phòng nghiên cứu chế biến lâm sản; Phòng nghiên cứu Bảo quản lâm sản và Phòng nghiên cứu Tài nguyên thực vật rừng

2. Chức năng, nhiệm vụ

Chức năng:

Viện Nghiên cứu Công nghiệp rừng có chức năng nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, hợp tác quốc tế, tư vấn và tham gia đào tạo về lĩnh vực Công nghiệp rừng.

Nhiệm vụ:

Nghiên cứu cơ bản có định hướng và nghiên cứu ứng dụng tổng hợp về lĩnh vực Công nghiệp rừng. Thực hiện các hoạt động nghiên cứu, chuyển giao công nghệ vào sản; Hợp tác quốc tế, liên doanh, liên kết với các tổ chức, cá nhân về nghiên cứu khoa học, phát triển công. Tham gia đào tạo tiến sỹ, liên kết đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực về KH&CN trong lĩnh vực theo quy định; Tư vấn lập dự án, giám sát, thẩm tra, thẩm định, dự toán các chương trình, dự án, công trình lâm nghiệp; Tư vấn giám định gỗ và lâm sản; Tư vấn khảo nghiệm hiệu lực thuốc BQLS; Triển khai sản xuất thử nghiệm trên cơ sở ứng dụng kết quả nghiên cứu trong lĩnh vực Công nghiệp rừng.

3. Cơ cấu tổ chức, nhân sự

Viện NC Công nghiệp rừng, bao gồm: Ban lãnh đạo Viện và 07 đơn vị trực thuộc (Văn phòng Viện, 04 Bộ môn, 01 Phòng thí nghiệm chuẩn Vilas và 01 Trung tâm chuyển giao).

Tổng số cán bộ viên chức, người lao động: 46 người, trong đó 15 tiến sỹ, 18 thạc sỹ (trong đó có 07 người đang là NCS), 09 kỹ sư – cử nhân và 04 nhân viên.

Viện trưởng:       TS. Bùi Duy Ngọc

Phó Viện trưởng:                     TS. Nguyễn Đức Thành,        TS. Nguyễn Bảo Ngọc

TT

Các đơn vị trực thuộc

Lãnh đạo đơn vị

1

Văn phòng Viện

TS. Vũ Đình Thịnh

2

Bộ môn Khoa học gỗ

TS. Vũ Thị Hồng Thắm

3

Bộ môn Chế biến lâm sản

TS. Nguyễn Văn Định

4

Bộ môn Bảo quản lâm sản

TS. Bùi Thị Thủy

5

Bộ môn Cơ khí và Công trình lâm nghiệp

TS. Lê Xuân Phúc

6

Phòng thí nghiệm vật liệu và Công nghệ gỗ

ThS. Nguyễn Thị Trịnh

7

Trung tâm chuyển giao công nghệ công nghiệp rừng

ThS. Hà Tiến Mạnh

 

4. Lĩnh vực hoạt động chính

4.1. Nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ: Thực hiện công tác nghiên cứu KH&CN và chuyển giao công nghệ theo chức năng nhiệm vụ được giao, bao gồm các lĩnh vực chính: Nghiên cứu cơ bản về khoa học gỗ và lâm sản ngoài gỗ, Nghiên cứu về Công nghệ chế biến lâm sản, Nghiên cứu về Công nghệ Bảo quản lâm sản, Nghiên cứu về Cơ khí và Công trình Lâm nghiệp nghiệp,..

4.2. Đào tạo và hợp tác quốc tế: Thực hiện đào tạo sau đại học theo chức năng được về một số lĩnh vực như: Kỹ thuật chế biến lâm sản, Kỹ thuật bảo quản lâm sản,.. Viện Nghiên cứu Công nghiệp rừng luôn coi trọng việc phát triển hợp tác quốc tế trong nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ và đào tạo nhân lực. Viên luôn duy trì quan hệ hợp tác với các tổ chức nghiên cứu khoa học ở một số nước như: Úc, Trung Quốc.

4.3. Thực hiện hoạt động dịch vụ KH&CN về lĩnh vực Công nghiệp rừng: Tư vấn xây dựng dự án, thiết kế và thi công các công trình lâm nghiệp; Thử nghiệm tính chất của gỗ, tre nứa,.. vật liệu có nguồn gốc từ gỗ, xác định các thành phần hóa gỗ, lâm sản; Giám định chủng loại gỗ, vật liệu từ gỗ, lâm sản ngoài gỗ; Khảo nghiệm hiệu lực thuốc BQLS, thuốc phòng, trừ sinh vật gây hại lâm sản,..

5. Cơ sở vật chất

Trụ sở chính của Viện được đặt tại tầng 4, tầng 5 nhà 7 tầng của Viện KHLN Việt Nam. Ngoài các Bộ môn nghiên cứu chuyên sâu theo từng chuyên ngành, Viện còn có 1 phòng thí nghiệm Vật liệu & Công nghệ gỗ đã được công nhận phù hợp theo ISO/IEC 17025 mang số hiệu VILAS 971, 2 phòng thí nghiệm chuyên ngành (Phòng thí nghiệm công nghệ gỗ và hóa lâm sản; Phòng thí nghiệm BQLS). 1 Trung tâm CGCN Công nghiệp rừng (02 Xưởng gia công tạo mẫu thí nghiệm, bãi thử tự nhiên,..).

6. Những thành tích đạt được

Viện Nghiên cứu Công nghiệp rừng là cơ sở nghiên cứu khoa học cơ bản và ứng dụng đạt được nhiều thành tích trong lĩnh vực Công nghiệp rừng. Trong vài năm trở lại đây, Viện luôn nằm trong tốp đầu các Viện nghiên cứu chuyên ngành trực thuộc Viện KHLN Việt Nam có số công trình khoa học công bố nhiều trên các Tạp chí quốc tế. Với thế mạnh là Viện nghiên cứu đầu ngành về Công nghiệp rừng, trong thời gian qua Viện luôn đẩy mạnh hướng nghiên cứu ứng dụng. Nhiều sản phẩm của các đề tài KHCN đã được đưa vào SXTN và ứng dụng hiệu quả trong khoa học và đời sống, như: Nghiên cứu và phát triển thành công một số loại chế phẩm nguồn gốc sinh học thân thiện môi trường phục vụ cho cho bảo quản, phòng chống các loài gây hại cho gỗ, lâm sản và các công trình xây dựng; Nghiên cứu phát triển thành công các loại nhà lưới, nhà màng có các chế độ điều khiển che sáng và tưới phun thông minh phục vụ công tác ươm giống cây lâm nghiệp; Nghiên cứu, phát triển và áp dụng công nghệ vào việc tạo ra các loại vật liệu mới phục vụ sản xuất đồ gỗ nội ngoại thất và công trình xây dựng (Tre ép khối, gỗ ghép khối, ván biến tính nhiều lớp với kích thước lớn phục vụ đóng tầu thuyền đi biển,…). Ngoài ra Viện còn nghiên cứu, chế tạo và chuyển giao ra thị trường rất nhiều sản phẩm, công nghệ, thiết bị máy,… có tính ứng dụng cao đáp ứng yêu cầu sản xuất thực tế và nhu cầu người dân.

7. Định hướng phát triển

- Ổn định tổ chức bộ máy, xây dựng chiến lược phát triển cho giai đoạn mới, tạo cơ chế chính sách phù hợp khuyến khích và khai thác hiệu quả tiềm năng nguồn nhân lực có chất lượng cao.

- Đẩy mạnh các nghiên cứu cơ bản để tạo nền tảng cơ sở khoa học cho các nghiên cứu ứng dụng chuyên sâu, đặc biệt là các nghiên cứu đặc biệt là nghiên cứu tạo vật liệu mới dần thay thế gỗ tự nhiên. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ 4.0 vào sản xuất nông lâm nghiệp: sản xuất cây giống, trồng, bảo vệ và chăm sóc rừng, khai thác vận xuất và chế biến gỗ, lâm sản.

- Đẩy mạnh hơn các hoạt động dịch vụ KHCN, CGCN, tiến bộ kỹ thuật công nghệ mới, kết quả nghiên cứu vào sản xuất thông qua các chương trình, các hoạt động Khuyến công,..