Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ để bảo quản di sản mộc bản chùa Vĩnh Nghiêm và chùa Bổ Đà tỉnh Bắc Giang

Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ để bảo quản di sản mộc bản chùa Vĩnh Nghiêm và chùa Bổ Đà tỉnh Bắc Giang

23:07 - 17/03/2019

Xử lý bảo tồn tài liệu Mộc bản triều Nguyễn bị mủn mục
Bộ môn Bảo quản Lâm sản
Nghiên cứu ứng dụng một số vật liệu nano nâng cao tính chất cơ học, vật lý và độ bền tự nhiên gỗ
Nghiên cứu bảo quản một số tre gỗ rừng trồng sử dụng ngoài trời làm nọc tiêu, xây dựng cơ bản nguyên liệu sản xuất đồ mộc và ván nhân tạo
Nghiên cứu hoàn chỉnh chế phẩm Metarrhizium và kỹ thuật sử dụng để diệt mối nhà (Coptotermes formosanus Shiraki) theo phương pháp lây nhiễm

Tên đề tài: Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ để bảo quản di sản mộc bản chùa Vĩnh Nghiêm và chùa Bổ Đà tỉnh Bắc Giang

Tổ chức chủ trì: Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam

Cơ quan chủ quản: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Chủ nhiệm đề tài: PGS. TS. Nguyễn Thị Bích Ngọc

Các cá nhân tham gia đề tài: ThS. Phạm Thị Thanh Miền, PGS.TS. Hàn Tất Ngạn, TS. Đỗ Văn Bản, TS. Bùi Văn Ái, TS. Nguyễn Tử Kim, ThS. Hoàng Trung Hiếu, TS. Nguyễn Văn Đức, TS. Bùi Thị Thủy, ThS. Nguyễn Thị Hằng

Thời gian thực hiện: 12/2014-4/2017

Kinh phí thực hiện: 2.600 triệu đồng

Cấp phê duyệt: Quyết định số 1479/QĐ-BKHCN ngày 09 tháng 6 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ

Ngày phê duyệt: ngày 15 tháng 08 năm 2017 tại Hà Nội

 Kết quả nghiên cứu:

Đề tài đã xác định hiện trạng chất lượng mộc bản tại chùa Vĩnh Nghiêm và chùa Bổ Đà tỉnh Bắc Giang. Mộc bản đang được lưu giữ cẩn thận trong kho tạm, có phương án kiểm soát các yếu tố gây hại. gỗ làm mộc bản tại hai chùa đều là gỗ thị Diospyros decandra. Về kích thước, mộc bản phần lớn có chiều dài từ 330mm đến 360mm, chiều rộng từ 170mm đến 210mm, chiều dày từ 18mm đến 24mm. Mộc bản có nhiều khuyết tật như cong, nứt, mất chữ, nấm hại… Nấm mốc là đối tượng sinh vật gây hại phổ biến nhất trên mộc bản hiện nay tại hai chùa.

Nghiên cứu xác định được thành phần loài nấm gây hại trên mộc bản. Tại chùa Vĩnh Nghiêm đã thu thập được được 95 chủng nấm, định loại được 17 loài nấm, phổ biến nhất là loài Aspergillus versicolor và loài Paracremonium contagium. Tại chùa Bổ Đà đã thu thập được 107 chủng nấm, định loại được 24 loài nấm, phổ biến nhất là loài Aspergillus versicolor và loài Aspergillus flavipes. Các làm nấm mốc hại mộc bản thuộc 3 ngành nấm Zygomycota, Ascomycota và Deutermycota.

Đề tài nghiên cứu đề xuất giải pháp bảo quản kết hợp truyền thống với hiện đại để giữ gìn và phát huy giá trị mộc bản. Đồng thời nghiên cứu cơ sở khoa học cho phương án xây dựng kho bảo quản mộc bản tại chỗ của chùa Vĩnh Nghiêm và chùa Bổ Đà. Trình bày phương án thiết kế và thi công nhà kho lưu giữ mộc bản tại hai chùa. Đưa ra quy chế bảo quản mộc bản và hướng dẫn kỹ thuật bảo quản cho các mộc bản này.

  (Nguồn: Thư viện Bộ Nông nghiệp và PTNT-DT20185320-25)