Đánh giá các chỉ tiêu về tính chất công nghệ gỗ Keo lai và Keo tai tượng

Đánh giá các chỉ tiêu về tính chất công nghệ gỗ Keo lai và Keo tai tượng

Đánh giá các chỉ tiêu về tính chất công nghệ gỗ Keo lai và Keo tai tượng

21:42 - 27/03/2019

Bộ môn Chế biến Lâm sản
Nghiệm thu Đề tài trọng điểm cấp Bộ NN&PTNT
Nâng cao tính bền vững của hoạt động cung cấp nguyên liệu
Tăng cường năng lực sản xuất ván mỏng từ gỗ Keo và gỗ Bạch đàn
Sử dụng gỗ Cáng lò, Vối thuôc, Xà cừ lá nhỏ để sản xuất đồ mộc

Tên đề tài: Nghiên cứu xác định tuổi thành thục công nghệ và thành thục kinh tế của các mô hình rừng trồng Keo lai và Keo tai tượng trên một số vùng sinh thái trọng điểm (Đông Bắc Bộ, Trung Bộ và Đông Nam Bộ)

Tổ chức chủ trì: Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam           

Cơ quan chủ quản: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Chủ nhiệm đề tài: TS. Đỗ Văn Bản

Các cá nhân tham gia nghiên cứu: ThS. Hà Tiến Mạnh; TS. Bùi Duy Ngọc; TS. Nguyễn Thị Phượng; ThS. Nguyễn Thị Trịnh; ThS. Nguyễn Trọng Nghĩa

Thời gian thực hiện: 1/2016-12/2018

Kinh phí thực hiện: 4.000 triệu đồng

Kết quả nghiên cứu:

Nghiên cứu đã tiến hành đánh giá được một số chỉ tiêu về tính chất công nghệ của gỗ Keo lai và Keo tai tượng tại ba vùng Đông Bắc bộ, Trung Bộ và Đông Nam Bộ, bao gồm: độ pH, độ bền liên kết mộng, khả năng bám đính, khả năng dán dính keo, khả năng trang sức và khả năng sấy. Tất cả các thí nghiệm đều được thực hiện trên cả phần gỗ non (giáp tuỷ) và phần gỗ thành thục trên mặt cắt ngang. Các kết quả kiểm tra các chỉ tiêu về tính chất công nghệ hầu hết cho thấy rằng gỗ thành thục có tính chất công nghệ tốt hơn gỗ non; gỗ Keo lai tốt hơn gỗ Keo tai tượng; và gỗ Keo ở vùng Trung Bộ tốt hơn, tiếp đến là vùng Đông Bắc Bộ và thấp hơn cả là vùng Đông Nam Bộ.